Ai là ông tổ ngành y Việt Nam?

Ai là ông tổ ngành y Việt Nam? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm đặc biệt là những sinh viên học y, các y bác sĩ. Ông tổ ngành y Việt Nam là Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Bén duyên với y thuật năm 30 tuổi nhưng giá trị nhân văn về đạo đức và y học vẫn còn lưu giữ. Muốn biết tại sao Hải Thượng Lãn Ông lại được mệnh danh là ông tổ ngành y Việt Nam thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Tiểu sử của Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác (1720 – 1791) tên thường gọi là Lê Hữu Chẩn lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên, huyện Yên Mỹ).

Theo nhiều nguồn tài liệu, danh hiệu Hải Thượng Lãn Ông của Lê Hữu Trác là sự kết hợp giữa tên tỉnh (tỉnh Hải Dương) và tên phủ (phủ Thượng Hồng). Danh hiệu mang ý nghĩa thanh cao, không màng công danh lợi lộc, quyền thế hay chức vị giàu sang. Nhắc đến tên Hải Thượng Lãn Ông không ai là không ngợi ca phẩm chất vừa có đức vừa có tài y học của vị thần y này.

Ông sinh ra trong một gia đình hiếu học có truyền thống đỗ khoa bảng và giữ nhiều vị trí quan trọng của triều đình, cha là Lê Hữu Mưu từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ được nhà vua phong chức vị Ngự sử, tước Bá. Trên ông có 6 người anh thì cả 6 người anh đều thi đỗ khoa cử, tiến sĩ. Vì thế, ngay từ nhỏ Lê Hữu Trác đã bộc lộ tài năng thiên phú học rộng hiểu sâu, tinh thông các loại sách sử nên ông đã được cha cho theo học Kinh kỳ. Trải qua quãng thời gian rùi mài kinh sử, rất nhanh ông đã thi đậu liền Tam trường. Ngoài ưu tú về trí tuệ, ông còn là một người có tính cách hào sảng, phóng khoáng và thích giao du với mọi người nên được rất nhiều người quý mến ngay cả chúa Trịnh cũng tỏ ra hết mực yêu quý và trân trọng người tài đức như ông.

Năm 19 tuổi, cha mất (1939) Lê Hữu Trác rời Kinh về nhà chịu tang cha cùng mối lo kế nghiệp của gia đình. Biến cố xảy ra sau 1 năm tức năm 1940, nhà Trịnh, nhà Nguyễn và Tây Sơn tranh giảnh quyền lực khiến người dân lầm than, loạn lạc. Xã hội lúc bấy giờ rất khó khăn, các cuộc bạo loạn xảy ra khắp nơi. Nhận thức được thế sự, ông sẵn sàng gác lại chuyện gia đình và sự nghiệp xung phong vào quân ngũ. Bằng kiến thức và tài năng của mình ông nhanh chóng được trọng dụng nhưng ông lại kiên quyết từ chối vì sớm phát hiện đó không phải là những thứ mình muốn.

Bước ngoặt của cuộc đời ông chính là được gặp vị danh y không màng lợ lộc về quê trị bệnh Trần Độc khi ông lâm bệnh nặng. Trong suốt quãng thời gian điều trị hơn 1 năm ở đây, ông đã bén duyên với y thuật.

Sự nghiệp của Lê Hữu Trác

Bắt đầu sự nghiệp với y thuật ở tuổi 30, Lê Hữu Trác quyết định ở lại quê mẹ Hương Sơn để chuyên tâm chữa bệnh cứu người lấy danh là Hải Thượng Lãn Ông. Được một thời gian ông tự nhận thấy cần phải nâng cao y thuật nên đã lựa chọn lên Kinh thành học hỏi kiến thức y thuật.

Sau thời gian học hỏi y thuật ở Kinh thành, ông tiếp tục về Hương Sơn chữa bệnh. Với tài năng và kiến thức y thuật, Lê Hữu Trác nhanh chóng được sự tín nhiệm của người dân, tên tuổi ông ngày một lan xa.

Ngoài thời gian chữa bệnh, ông mời các danh y từ khắp nơi đến bầu bạn, chia sẻ kiến thức y thuật cho nhau. Ông cũng mở thêm các lớp học để truyền đạt lại cho các thế hệ thầy thuốc trẻ. Không chỉ dạy kiến thức y thuật, ông còn dạy họ cách làm người đúng mực, đạo đức của người thầy thuốc phải có.

Năm 1782, ông bất đắc dĩ phải lên Kinh thành chữa bệnh cho Chúa Trịnh và con trai Trịnh Cán. Vì tài hoa y thuật mà ông đã bị nhiều người ganh ghét nên khi được mời ở lại Kinh thành, ông viện cớ tuổi tác đã cao mà về quê tiếp tục chuẩn bệnh.

Hải Thượng Lãn Ông là ông tổ ngành y Việt Nam

Hải Thượng Lãn Ông được mệnh danh là ông tổ ngành y Việt Nam không chỉ bởi tài nghệ y thuật hơn người mà còn ở y đức của người thầy thuốc. Ông sẵn sàng giao lưu kiến thức y thuật, truyền dạy cho các lớp thế hệ thầy thuốc trẻ đặc biệt là tính cách hào sảng, không ham hư vinh, sẵn sàng trị bệnh cho tất cả mọi người kể cả những người nghèo khổ.

Trong suốt những năm làm thầy thuốc và dạy học trò, ông vẫn luôn mong muốn truyền dạy lại những y lý mà mình có được qua nhưng cuốn sách. Tiêu biểu là bộ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” ghi chép những chân lý mà ông lĩnh hội được từ các bậc thầy y thuật và phải mất 10 năm để hoàn thành. Cuốn sách của ông còn lưu giữ giá trị to lớn cho ngành y học Việt Nam đến tận ngày nay.

Ngoài “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, hàng loạt các bộ sách giá trị như “Y Hải Cầu Nguyên” (năm 1782), “Thượng Kinh Ký Sự” (năm 1783), “Vận Khí Bí Điển” (năm 1786),…

Cách chữa bệnh của Lê Hữu Trác và những phê phán, những điểm không phù hợp trong điều trị cho người Việt Nam cũng được ông chỉ ra lưu truyền lại cho nhiều đời sau.

Đại danh y Lê Hữu Trác chính là bậc thầy vĩ đại truyền cảm hứng về y thuật và y đức cho các thế hệ tương lai, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển ngành y của Việt Nam. Hy vọng những thông tin quý giá này sẽ giúp bạn hiều thêm về Lê Hữu Trác – ông tổ ngành y Việt Nam.

>> TOP lương y giỏi về trị xương khớp tại Việt Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

09.633.688.12