Mục lục bài viết:
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 đã trải qua rất nhiều biến động đáng chú ý, nổi bật là thị trường đạt đỉnh lịch sử khi VN – Index vượt mốc 1400 điểm trong tháng 5/2021, giá cổ phiếu các nhóm ngành thép, ngân hàng, chứng khoán,… tăng mạnh khiến cho thị trường chứng khoán trở lên sôi động hơn, thu hút số tài khoản mở mới lập kỉ lục hơn 113.543.000 tài khoản. Tuy nhiên giai đoạn gần đây, thị trường giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, gồng lỗ với hy vọng dấu hiệu tích cực từ thị trường trong tương lai. Để đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trên thị trường ngoài kiến thức chuyên môn, thông tin về thị trường là yếu tố quan trọng bậc nhất tại thời điểm này. Vì vậy hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất về nhận định thị trường chứng khoán 2021.
Thị trường có những biến động nào đáng chú ý trong nửa đầu năm 2021
Trong bối cảnh tình hình dịch covid – 19 diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khẳng định vị thế và liên tiếp lập kỷ lục thông qua những con số ấn tượng.
Sau sự sụt giảm mạnh về mốc 1000 điểm đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 2 năm 2021 chỉ số VN – Index liên tục tăng và phá đảo năm 2020 lập đỉnh lịch sử. Đỉnh điểm là khi thị trường chứng khoán đạt mức 1400 điểm vào đầu tháng 5. VN – Index tăng liên tục đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường có mức tăng mạnh nhất toàn cầu, vượt cả thị trường Mỹ và châu Âu trong khi thị trường chứng khoán toàn khu vực Đông Nam Á vẫn đang giảm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này phải kể đến sự hỗ trợ từ thanh khoản, lãi suất ngân hàng giảm khiến dòng tiền từ gửi tiết kiệm, ngoại tệ,… trong nên kinh tế vào thị trường chứng khoán ngày càng tăng.
Điểm đang chú ý là kể từ đầu năm 2021, các tài khoản chứng khoán mới được lập liên tục tăng. Theo công bố từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán, kỷ lục lịch sử về số lượng tài khoản do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 3/2021, đạt 113.191 tài khoản vượt gấp hơn 1.5 lần kỷ lục lịch sử được ghi nhận vào tháng 1/2021 với 86.107 tài khoản. Chưa dừng lại ở đó, con số này tiếp tục vượt mốc hơn 100.000 tài khoản mở mới trong 2 tháng 4 và tháng 5. Tính tổng số nhà đầu tư trong nước mở mới là 480.490 tài khoản tham gia vào thị trường chứng khoán. Kéo theo quy mô giao dịch tăng, cụ thể tổng khối lượng giao dịch trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 17.996.675 hợp đồng, tương ứng khối lượng giao dịch bình quân 185.945 hợp đồng/phiên, trong đó, tháng 5 có khối lượng giao dịch bình quân lớn nhất đạt 209.707 hợp đồng/phiên. Nửa đầu năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đạt 21.214 tỷ đồng/phiên, tăng 185,9% so với bình quân năm trước.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã không ít lần bức xúc và có những kiến nghị về sự cố tắc nghẽn lệnh, không khớp, hủy sửa lệnh. Tiêu biểu năm 2021 thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục phải đối mặt với vấn đề này cụ thể là những sự cố trên sàn HOSE vừa qua đã khiến cho các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng vì nó có ảnh hưởng lớn.
Đầu tháng 6, sàn HOSE buộc phải ngừng phiên giao dịch, giá đóng của là giá khớp lệnh cuối cùng trong buổi sáng. Trước đó hệ thống đã gặp các tình trạng lỗi, đơ, nghẽn thậm chí là không cho hủy, sửa lệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường.
Nhận định cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán năm 2021
Chứng kiến sự thay đổi tích cực của thị trường trong 6 tháng đầu năm, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào thị trường với mong muốn tăng tài sản nhưng thời gian gần đây thị trường liên tục giảm, hầu như các mã đều chuyển đỏ đã đưa không ít nhà đầu tư “ra đảo”. Vì vậy, muốn đầu tư hiệu quả trên thị trường cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như nắm bắt thời cơ thích hợp của thị trường.
Cơ hội
Việc tiêm chủng đang được triển khai hết sức quyết liệt nên có thể kỳ vọng tình hình dịch bệnh khả quan và một nền kinh tế, chính trị phục hồi, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Có thể nói đây là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán.
Tín hiệu từ dòng vốn ngoại, theo ông Ngữ Đình Hòa, Việt Nam – một nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ trở thành điểm sáng thu hút sự quan tâm của dòng tiền ngoại trong năm 2021. Bên cạnh đó, Việt Nam nhiều khả năng sẽ thu hút được thêm dòng vốn ngoại vào thị trường để đón đầu xu thế nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi
Thách thức
Thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ việc gia tăng quy mô thị trường để nhằm mục đích đảm bảo “hấp thụ” được dòng vốn chảy từ các nhà đầu tư nước ngoài vào. Ngoài ra thị trường còn phải gánh chịu áp lực cạnh tranh vốn từ sự phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến thị trường bất động sản sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm, tương tự với lãi suất ngân hàng, vàng và các kênh đầu tư khác chiếm vị thế hơn.
Ngoài ra, rủi ro còn đến từ các yếu tố khác như quan hệ đối đầu của Mỹ và Trung Quốc, lạm phát tăng nhanh khiến Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, giảm bơm tiền hay nợ xấu ngân hàng tăng.
Dễ thấy cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán năm 2021 là không nhỏ và có ảnh hưởng đến các đối tượng liên quan, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư. Đối với cơ hội cần phải nắm bắt còn những thách thức của thị trường chứng khoán cần được sớm có quyết sách kịp thời và hợp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Đào Minh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN